Thuật ngữ về cách chơi Bóng_rổ

  • Jump shot: ném rổ (nhảy lên và ném bóng).
  • Fade away: ném ngửa người về sau.
  • Hook shot: giơ cao và ném bằng một tay.
  • Layup: lên rổ (chạy đến gần rổ, nhảy lên và ném bóng bật bảng).
  • Dunk/Slam dunk: úp rổ.
  • Alley-oop: nhận đường chuyền trên không và ghi điểm (trực tiếp, cũng trên không).
  • Dribble: dẫn bóng.
  • Rebound: bắt bóng bật bảng.
  • Block: chắn bóng trên không.
  • Steal: cướp bóng.
  • Break ankle: cầu thủ cầm bóng đang dẫn về một phía bỗng đổi hướng đột ngột làm người phòng thủ mất thăng bằng và ngã.
  • Tip in: khi bóng không vào rổ mà bật ra, thay vì bắt bóng bật bảng, cầu thủ dùng tay đẩy bóng ngược trở lại vào rổ.
  • Post move: cách đánh dùng vai để lấn từ từ tiến vào sát rổ (thường bị lỗi tấn công nếu không cẩn thận). Cách đánh này thường thấy ở các vị trí Center (Trung phong) và Power Forward (Tiền phong chính).

Thuật ngữ các kiểu chuyền bóng

  • Assistance/Assist: hỗ trợ - pha chuyền bóng khi ngay sau khi nhận bóng của đồng đội, cầu thủ nhận bóng ghi được điểm - cú chuyền đó được gọi là một pha hỗ trợ.
  • Direct pass/Chest pass: chuyền thẳng vào ngực.
  • Bounce pass: chuyền đập đất.
  • Overhead pass: chuyền bóng qua đầu cầu thủ phòng ngự.
  • Outlet pass: sau khi đội phòng thủ bắt được bóng (rebound) pha chuyền bóng ngay sau được gọi là outlet pass - hiếm khi nghe thấy.
  • No look pass: chuyền chính xác mà không cần nhìn thấy đồng đội ở đâu (thường do thi đấu ăn ý).

Liên quan

Bóng rổ Bóng rổ tại Đại hội Thể thao Thái Bình Dương 2011 Bóng rổ tại Đại hội Thể thao châu Á 2018 Bóng rổ tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017 - Nam Bóng rổ tại Thế vận hội Mùa hè 2016 Bóng rổ 3x3 tại Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á 2016 Bóng rổ tại Đại hội Thể thao châu Á 1990 Bóng rổ 3x3 tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 – Giải đấu Nam Bóng rổ xe lăn tại Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á 2023 Bóng rổ tại Đại hội Thể thao châu Á 2002